Nguyên tắc lựa chọn và bố trí vật dụng nội thất phòng ăn

4/5 - (1 vote)

Phòng ăn là một không gian vô cùng quan trọng trong nhà, thiết kế nội thất phòng ăn hợp lý là một trong những mối quan tâm hàng đầu của gia chủ trong việc trang trí nội thất cho tổ ấm của mình. Nội Thất Art xin giới thiệu đến các bạn các nguyên tắc cơ bản để có thể lựa chọn vật dụng nội thất phòng ăn một cách hợp lý nhất.

bo-tri-vat-dung-noi-that-phong-an-01

bo-tri-vat-dung-noi-that-phong-an-03

Các vật dụng nội thất phòng ăn
Các vật dụng nội thất phòng ăn

Các vật dụng cơ bản trong nội thất phòng ăn bao gồm: bàn ăn, ghế ăn, tủ để góc và tủ kính

1. Bàn ăn

Việc chọn lựa kích cỡ bàn ăn phụ thuộc vào không gian cũng như số lượng thành viên trong gia đình. Nếu có thể, chúng ta vẫn nên sử dụng bàn ăn to hơn một chút so với nhu cầu của gia đình. Chẳng hạn như với gia đình có 6 người, bạn nên sử dụng bàn ăn 8 chỗ vì như vậy sẽ mang lại cảm giác thoải mái hơn khi sử dụng và hữu ích khi nhà có khách.

bo-tri-vat-dung-noi-that-phong-an-05

Chúng ta có thể lựa chọn bàn ăn với nhiều hình dáng: hình chữ nhật, hình tròn, oval… Trong đó bàn ăn hình chữ nhật được sử dụng phổ biến nhất. Với bàn dành cho 6 người, chiều dài tối thiểu là 1.6 m, tối ưu là 1.9 m, chiều rộng từ 0.8 đến 1 m, chiều cao từ 0.72 đến 0.76 m.

bo-tri-vat-dung-noi-that-phong-an-07

Loại bàn có thể nới rộng ra khi cần rất tiện dụng, đặc biệt là những lúc cần thêm chỗ cho người ngồi ăn mà vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ của không gian phòng ăn. Bên cạnh đó, nếu chọn bàn cho 4 người ăn thì có thể sử dụng bàn chữ nhật kích thước 0.8×1.4  m hoặc 0.9×1.6 m.

Khi bạn chọn bàn hình tròn, mọi người trong gia đình có thể gần nhau và dễ dàng trò chuyện hơn. Nên chọn bàn hình tròn với đường kính khoảng 1 m sẽ phù hợp cho 3 – 4 người ăn, thêm 2 người nữa thì đường kính của bàn cần rộng thêm khoảng 0.25 m. Bàn tròn phù hợp với phòng ăn rộng, vuông vắn.

bo-tri-vat-dung-noi-that-phong-an-12

Bàn hình vuông rất thích hợp với những cặp vợ chồng trẻ chưa có con hoặc người độc thân. Bàn vuông nên được sử dụng với những phòng ăn nhỏ vì chúng ta có thể đặt nó sát tường nhằm tiết kiệm diện tích. Kích thước tối thiểu cho chiếc bàn ăn 2 người là 0.8 x 0.8 m.

bo-tri-vat-dung-noi-that-phong-an-06

Những bàn ăn bằng gỗ rất đẹp, đường nét của vân gỗ sẽ là điểm nhấn cho nội thất phòng ăn và mang lại cảm giác thoải mái, tự nhiên khi ngồi. Các loại gỗ có vân đẹp như gỗ sồi, óc chó hay dẻ gai, tần bì đang được sử dụng nhiều. Bạn cũng có thể kết hợp với các vật liệu khác như kính và inox, kết hợp giữa gỗ và kim loại hoặc kết hợp giữa kim loại và kính, đá… Việc kết hợp giữa kim loại và kính sẽ tạo cảm giác hiện đại và cá tính cho ngôi nhà.

bo-tri-vat-dung-noi-that-phong-an-04

Chúng ta nên hạn chế đặt bàn ăn trong góc bếp. Vì theo nguyên tắc liên kết không gian các phòng, có thể đặt bàn ăn giữa bếp và phòng khách hoặc đặt trong phòng khách. Khi đặt bàn ăn trong phòng cũng cần chú ý đến không gian quanh bàn, khoảng cách tối thiểu để lưu thông quanh bàn là 0,6 – 0,75m.

2. Ghế

bo-tri-vat-dung-noi-that-phong-an-08

bo-tri-vat-dung-noi-that-phong-an-09

Chúng ta nên chọn ghế đồng bộ với bàn ăn để chất liệu, màu sắc đồng nhất với nhau. Thiết kế của ghế phải phù hợp để khi ngồi, bạn không có cảm giác bị chật hoặc khó chịu. Bề mặt ngồi của ghế nên cách mặt đất 0.42 – 0.5 m và cách bề mặt bàn ăn 0.25 – 0.35 m.

3. Lựa chọn tủ

Đối với phòng tương đối rộng, gia chủ sẽ nghĩ đến các kiểu tủ đồng nhất với thiết kế nội thất phòng ăn, vừa tạo cảm giác ấm cúng, sang trọng, vừa để thỏa mãn nhu cầu thiết kế trang trí nội thất cũng như để đồ. Có 2 loại tủ chính: tủ cạnh (sideboard) và tủ kính (glass cabinet).

a/ Tủ cạnh

bo-tri-vat-dung-noi-that-phong-an-10

Đây là loại tủ với thiết kế đơn giản phù hợp với phong cách nội thất hiện đại của phương Tây. Một chiếc tủ với chiều cao vừa phải từ 0.8 – 1.2 m, dài 1.2 -1.5 m hoặc tùy theo diện tích phòng ăn được dùng để đặt những vật dụng trang trí phía trên như: lọ hoa, cây nến hoặc một bức tượng.

Ngăn tủ được thiết kế hợp lý sẽ tăng thêm không gian để đựng các bộ đồ ăn thường sử dụng như: dao, đũa, thìa, dĩa, bát đĩa, ly, cốc… Tủ cạnh thường thiết kế có một số ngăn bằng kính, đèn chiếu sáng bên trong tủ vừa là điểm nhấn vừa khoe khéo những đồ vật đặc sắc của gia chủ .

b/ Tủ kính

bo-tri-vat-dung-noi-that-phong-an-11

Cũng như tủ cạnh, chức năng chính của tủ kính cũng là để tăng thêm tính thẩm mỹ và bổ sung thêm không gian chứa đồ cho phòng ăn. Tuy nhiên, với chiều cao 2 – 2.2 m và độ rộng nhỏ hơn từ 0,8 đến 1,2m một modul, tủ cạnh với chiều cao và chiều rộng khác nhau sẽ làm thay đổi bố cục không gian phòng ăn, tạo các độ cao – thấp khác nhau cho phòng, tránh cảm giác đơn điệu thường có.

Để lại bình luận: