Tất tần tật những điều cần biết khi bạn muốn lát sàn nhà bếp

5/5 - (5 votes)

Khi nói đến nhà bếp, bạn không nên bỏ qua phần lát nền nhà bếp. Thậm chí một vài nhà thiết kế nội thất còn cho rằng đây chính là chi tiết làm nên chuyện cho cả căn nhà.

Sẽ rất dễ bỏ qua sàn nhà bếp khi bạn quá bận rộn suy nghĩ đến việc sẽ mua những thiết bị, dụng cụ nào cho nhà bếp của mình. Nhưng sàn bếp lại chính là một trong những bề mặt có diện tích lớn nhất trong bếp, vậy nên nó xứng đáng được xem xét một cách kỹ lưỡng.

Điểm hoàn hảo đầu tiên mà bạn cần bắt đầu chọn lựa vật liệu chính là sàn nhà, nếu bạn chọn vật liệu gỗ thì không nên sử dụng gỗ ép dán veneer. Hầu hết các căn bếp đòi hỏi cần có sự tương phản trong vật liệu hoặc màu sắc để có được kết quả tốt nhất. Hiện nay, các vật liệu lót sàn trên thị trường vô cùng phong phú, hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu trang trí căn bếp của bạn. Nhưng trước khi quyết định loại chất liệu nào, bạn nên xem xét thật kỹ lưỡng những điểm quan trọng sau đây:

Lót sàn nhà bếp cần lưu ý gì?

01. Xem xét đến tổng thể

Vật liệu bạn chọn cho sàn bếp nên bổ trợ cho toàn bộ tổng thể căn bếp của bạn.

Vật liệu lát sàn bếp cần phù hợp với tổng thể của cả ngôi nhà
Vật liệu lát sàn bếp cần phù hợp với tổng thể của cả ngôi nhà

Nội Thất Art có 2 phương án tốt nhất dành cho bạn:

+ Phương án 1: Chọn vật liệu đồng nhất với mặt bếp

+ Phương án 2: Chọn vật liệu tạo ra sự đối lập

Nếu bạn chọn phương án 1, hãy chọn vật liệu có chung tính chất (nhám hoặc bóng), còn màu sắc thì càng cùng tông càng tốt. Chọn loại vật liệu có thể dùng được cả ở mặt bếp lẫn sàn nhà bếp hoặc hai vật liệu có thể kết hợp với nhau. Ví dụ như sàn bếp bằng gỗ óc chó phối với mặt bếp bằng đá hoặc bằng chất liệu hỗn hợp có tông nâu đậm.

Nếu bạn chọn phương án 2, hãy chọn vật liệu khác tính chất nhưng cùng màu hoặc cùng tính chất nhưng khác màu, ví dụ như phối mặt bếp có độ nhám tông màu nhạt với sàn nhám có tông màu đậm. Bạn cũng có thể khiến cả hai yếu tố vật liệu và màu sắc đối lập nhau, ví dụ sàn nhà bằng đá nhám phối với mặt bếp bằng đá hoa cương trắng bóng.

Dù bạn lựa chọn phương án nào, hãy luôn nhớ rằng bếp là một không gian được sử dụng lâu dài vậy nên hãy chắn chắn bạn thực sự hài lòng với vật liệu cũng như màu sắc mà bạn lựa chọn.

02. Suy nghĩ đến vấn đề bảo dưỡng

Một số sàn bếp cần được bôi chất bảo vệ bề mặt định kỳ (như sàn bê tông mài).

Vậy nên hãy cân nhắc xem liệu bạn có thời gian để bảo dưỡng sàn bếp của mình hay bạn chỉ muốn sử dụng những vật liệu chỉ cần đến việc vệ sinh thông thường như quét và lau vài lần mỗi tuần.

Đừng ngại kết hợp nhiều vật liệu khác nhau cho căn bếp của mình.

Bạn có thể sử dụng vật liệu dễ dàng vệ sinh cho khu vực nấu nướng và những vật liệu như nhựa vinyl, laminate hoặc gỗ đồng nhất với không gian ăn tối và phòng khách.

Một số vật liệu lát sàn cần phủ chất bảo dưỡng định kỳ
Một số vật liệu lát sàn cần phủ chất bảo dưỡng định kỳ

03. Đi xem bếp mẫu

Hãy chắn chắn rằng bạn vẫn thích mẫu sàn mà bạn chọn ở cửa hàng khi nó được lắp đặt tại nhà bạn.

Màu sắc có thể sẽ trông khác đi khi được đặt dưới ánh sáng khác nhau hoặc vật liệu có thể không phù hợp với bề mặt bếp của bạn.

Chất bảo vệ bề mặt sàn cũng sẽ khiến màu của vật liệu bị thay đổi, vậy nên hãy xem xét kỹ vật liệu lát nền trước khi quyết định mua.

Tham khảo thêm bếp mẫu để có cái nhìn trực quan hơn
Tham khảo thêm bếp mẫu để có cái nhìn trực quan hơn

04. Tính toán cho ngân sách của bạn

Ngoài những chi phí cần phải chi trả cho trang thiết bị và vật liệu, bạn cần chuẩn bị thêm những chi phí phát sinh khác như nhân công lát gạch/gỗ, keo chà ron gạch, điều chỉnh sau một thời gian sử dụng…

05. Suy nghĩ kỹ trước khi bạn muốn lắp đặt hệ thống sưởi âm sàn

Nếu bạn có ý định lắp đặt hệ thống sưởi âm sàn cho nhà bếp thì hãy cẩn thận với loại vật liệu ốp sàn.

Hệ thống sưởi âm sàn có thể được sử dụng cho những sàn nhà có phong cách hiện đại như đá, bê tông vì chúng có khả năng chịu nhiệt và giữ nhiệt tốt.

Nhưng đối với những sàn nhà lát gỗ, ván được phủ veneer hoặc một số loại chất bảo vệ bề mặt khác thì lại khá nhạy cảm với nhiệt độ.

Vật liệu lót sàn cần phù hợp với hệ thống sưởi âm sàn
Vật liệu lót sàn cần phù hợp với hệ thống sưởi âm sàn

Chọn vật liệu phù hợp cho sàn bếp nhà bạn

Hầu hết việc lát sàn bếp sẽ được tiến hành bởi thợ lành nghề. Có vài loại vật liệu cần được tiến hành ngay trong quá trình xây dựng nhà, trong khi vài loại khác lại có thể được tiến hành sau đó. Hãy hỏi ý kiến của nhà sản xuất trước khi bắt đầu để tránh gặp phải những vấn đề về chi phí hay sự cố lắp đặt ngoài ý muốn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vật liệu lát sàn, Nội Thất Art xin được giới thiệu tới các bạn 11 loại vật liệu thông dụng và tối ưu nhất trong việc lát nền nhà bếp:

01. Gạch Porcelain

Gạch Porcelain là vật liệu có độ bền cao và thời gian sử dụng lâu dài
Gạch Porcelain là vật liệu có độ bền cao và thời gian sử dụng lâu dài

Đây là một trong những loại gạch ốp sàn linh hoạt nhất. Gạch bán sứ Porcelain (hay còn gọi là gạch xương bán sứ) có thể có bắt chước vẻ ngoài của bất cứ vật liệu nào từ bê tông cho tới gỗ. Đây còn nổi tiếng là loại vật liệu có độ bền cao và không cần bảo dưỡng. Chúng còn có độ đàn hồi tốt hơn cả những vật liệu mà chúng bắt chước.

02. Gạch ceramic

Gạch ceramic được làm chủ yếu từ đất sét (khoảng 70%) và các loại vật liệu tự nhiên khác.

Chúng có nhiều hình dạng, kích thước, màu sắc và họa tiết khác nhau.

Bởi giá thành vật liệu thường rẻ hơn gạch Porcelain nên chúng được thiết kế với nhiều hình dạng hơn, vì vậy đường ron gạch sẽ trở nên dày hơn. Điều này khiến cho sàn nhà của bạn trông như một tấm lưới.

Gạch ceramic là vật liệu lót sàn phổ biến
Gạch ceramic là vật liệu lót sàn phổ biến

03. Sàn lát đá

Họa tiết vân đá granite mang đến sự sang trọng cho cả căn nhà
Họa tiết vân đá granite mang đến sự sang trọng cho cả căn nhà

Đá ốp sàn có rất nhiều kích thước, màu sắc cũng như họa tiết. Chúng có thể làm “tôn dáng” cho bất cứ phong cách nào, từ đồng quê cho đến hiện đại.

Sàn ốp đá cần một mức độ bảo trì nhất định, vì ngay cả loại đá vôi có chất lượng tốt nhất vẫn có độ xốp, vậy nên chuyện hao mòn là không thể tránh khỏi. Tuy vậy, các chất bảo vệ bề mặt loại mới nhất lại vô cùng hiệu quả, bạn sẽ không cần phải lo nghĩ quá nhiều cho việc bảo dưỡng nếu sử dụng những chất này cho sàn nhà bếp ốp đá của bạn.

04. Sàn lát gỗ tự nhiên

Có nên lát sàn gỗ cho phòng bếp?

Sàn nhà được lát các loại gỗ tự nhiên sẽ là một điểm cộng khi bạn muốn xây nhà để bán, nhưng nếu đây là chất liệu bạn chọn cho sàn bếp của mình thì chuyện co giãn là không thể tránh khỏi vì chúng khá nhạy cảm với cả nhiệt và độ ẩm.

Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng sơn PU, sơn mài, sơn dầu thông hoặc dầu lanh tự nhiên cho chất bảo vệ bề mặt gỗ. Những chất này sẽ giúp sàn gỗ của bạn cứng hơn và có độ bền cao hơn.

Bạn cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn sàn gỗ tự nhiên
Bạn cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn sàn gỗ tự nhiên

05. Sàn tre

Tre có tỉ lệ chất sơ cao hơn bất cứ loại gỗ tự nhiên nào. Vật liệu này có độ bền cực cao và ít có khả năng bị vênh (cong) như những loại gỗ cứng khác.

Tre trước khi được vào sử dụng sẽ được nhà sản xuất áp dụng một số bước xử lý. Chúng có thể được sơn hoặc giữ nguyên màu tự nhiên, sau đó được phủ bằng sơn mài bóng hoặc nhám.

Đây còn là loại vật liệu thân thiện với môi trường vì so với các loại thực vật khác, chúng còn bổ sung thêm 35% ô-xy vào khí quyển. Hơn nữa chúng còn phát triển rất nhanh, có thể thu hoạch từ mỗi 3 đến 5 năm.

Sàn tre là vật liệu tự nhiên có rất nhiều ưu điểm so với sàn gỗ
Sàn tre là vật liệu tự nhiên có rất nhiều ưu điểm so với sàn gỗ

06. Sàn gỗ công nghiệp

Bạn cũng nên tính toán kỹ trước khi lựa chọn sàn gỗ công nghiệp
Bạn cũng nên tính toán kỹ trước khi lựa chọn sàn gỗ công nghiệp

Vật liệu gỗ công nghiệp dùng cho lát sàn thường có nhiều độ dài ván và bề mặt khác nhau. Chúng mang lại vẻ ngoài giống như gỗ tự nhiên nhưng giá thành lại dễ chịu hơn nhiều. Thành phần gỗ công nghiệp bao gồm một lớp gỗ tự nhiên mỏng ở trên và một lớp ván ép hoặc gỗ mềm (gỗ thông) bên dưới. Lớp liên kết ở giữa ngăn không cho lớp trên và dưới cùng di chuyển, nghĩa là không giống với gỗ tự nhiên, gỗ đã qua xử lý sẽ ít bị cong vênh hơn khi tiếp xúc với nước.

07. Sàn laminate

Là những tấm ván dài, mỏng, dễ dàng khít với nhau và cực dễ lắp đặt, laminate là một thay thế hoàn hảo cho chất liệu gỗ tự nhiên và đá nếu ngân sách của bạn có hạn. Hãy chắc rằng loại laminate mà bạn chọn phù hợp cho việc lát sàn bếp nhà bạn vì có một số loại lại không phù hợp với những môi trường ẩm ướt.

Laminate có thể bắt chước nhiều loại bề mặt từ vân gỗ cho đến vân đá. Đây là còn một loại vật liệu có độ bền cao vì vậy rất thích hợp để sử dụng cho những nơi có nhiều người qua lại.

Laminate có nhiều mức giá khác nhau và chất lượng tương ứng với khoản tiền mà bạn bỏ ra.

Hãy thận trọng khi chọn loại laminate giá rẻ vì chúng có thể không vừa khít với nhau hoặc dễ bị cong vênh trong quá trình sử dụng.

Sàn laminate là vật liệu mới tối ưu hơn sàn gỗ
Sàn laminate là vật liệu mới tối ưu hơn sàn gỗ

08. Sàn bê tông mài

Nếu bạn muốn mang lại diện mạo hiện đại cho căn bếp của mình thì sàn bê tông có thể làm được điều đó.

Vật liệu này linh hoạt hơn bạn nghĩ nhiều, không chỉ đa dạng về màu sắc mà còn có thể được sử dụng cho cả không gian bên trong lẫn bên ngoài nếu bạn có ý định mở rộng thêm khu bếp nhà bạn.

Một điểm cộng nữa chính là bê tông có thể được đổ trực tiếp lên sàn nhà hiện tại mà không cần phải thông qua các bước san lấp nền.

Một khi đã hoàn thiện, bạn cũng không phải tốn quá nhiều công sức để bảo dưỡng.

Đối với bê tông có trọng lượng nhẹ, bạn có thể dùng chúng cho những tầng cao hơn. Nhưng tốt nhất nên hỏi ý kiến từ nhà thầu thi công.

Sàn bê tông mài mang đến vẻ đẹp độc lạ tối giản
Sàn bê tông mài mang đến vẻ đẹp độc lạ tối giản

09. Sàn cao su

Mượt mà, ấm áp, trơn mịn, sàn bếp bằng tấm cao su không những mang lại cảm giác mềm mại cho chân bạn mà còn là một vật liệu vô cùng bền bỉ.

Bạn có thể nghĩ như vầy, bất cứ vật liệu nào được sử dụng ở sân bay (sàn cao su được sử dụng khá phổ biến ở các sân bay) thì nó chắc chắn có thể sử dụng được ở nhà bạn.

Hãy chọn những mẫu sàn cao su có bề mặt trơn cho bếp của bạn vì chúng rất dễ vệ sinh.

Nhưng hãy cẩn thận với những chất lau sàn mà bạn dùng cho sàn cao su của mình, đặt biệt là thời gian đầu vì sàn cao su lúc mới lắp đặt còn khá mềm.

Sàn cao su phù hợp với bếp nhà hàng và quán ăn
Sàn cao su phù hợp với bếp nhà hàng và quán ăn

10. Sàn nhựa Vinyl

Sàn nhựa Vinyl có một lịch sử khá dài kể từ lúc tấm nhựa Vinyl phong cách cổ điển đầu tiên ra đời vào thế kỷ 19.

Những mẫu thiết kế mới bây giờ đã trở nên cứng cáp hơn và có thể bắt chước diện mạo của bất cứ vật liệu nào từ gỗ, đá, kẽm cho đến thuỷ tinh.

Chúng còn có thể mang lại độ ấm cũng như sự êm ái hơn bất cứ loại vật liệu nào khác.

Sàn nhựa Vinyl có rất nhiều ưu điểm vượt trội
Sàn nhựa Vinyl có rất nhiều ưu điểm vượt trội

11. Sàn Linoleum

Sàn Lino cũng tương tự như cao su nhưng được làm hoàn toàn từ những vật liệu tự nhiên và bền vững.

Lino là loại vật liệu chắc chắn và có độ đàn hồi cao nhưng đồng thời cũng mang lại cảm giác ấm áp và mềm mại, khá thoải mái khi tiếp xúc với chân.

Đây còn là một loại vật liệu đảm bảo vệ sinh cao. Vi khuẩn không thể tồn tại trên loại vật liệu này và nó cũng không có tính chất bám bụi, vì vậy nó vô cùng lý tưởng cho những người bị dị ứng.

Sàn Linoleum trong một căn bếp có diện tích sử dụng lớn
Sàn Linoleum trong một căn bếp có diện tích sử dụng lớn

Lời kết

Sàn nhà bếp nên phù hợp với với toàn bộ căn bếp của bạn, do đó cần chú ý đến vật liệu mà bạn dùng cho kệ bếp, đảo bếp để quyết định vật liệu cho sàn bếp. Những vật liệu như sàn gỗ công nghiệp laminate có độ bền cao hoặc gạch men nhám là lựa chọn thích hợp cho nhà bếp theo phong cách hiện đại. Trong khi vật liệu đá hoặc gỗ tự nhiên lại hoàn hảo đối với phong cách truyền thống. Một vật liệu cho sàn nhà phổ biến khác chính là sàn bê tông được đánh bóng. Vật liệu này sẽ mang lại cho không gian một diện mạo hoàn toàn thời thượng và mang hơi hướng công nghiệp.

Việc lát sàn nhà bếp nên thoả mãn được các tiêu chí như độ bền, độ an toàn, dễ vệ sinh cũng như bảo dưỡng và trên hết là nét thẩm mỹ mà nó mang lại. Chính vì vậy, sự lựa chọn vật liệu dành cho sàn phòng bếp nhà bạn sẽ là yếu tố quyết định “thành bại” cho căn bếp cũng như các không gian liên thông khác.

Vậy bạn sẽ chọn loại vật liệu nào cho sàn bếp của nhà mình qua những gợi ý của Nội Thất Art?

Hãy cho chúng tôi biết về kế hoạch lựa chọn vật liệu lát nền phòng bếp nhà bạn ở phần bình luận ngay dưới bài viết.

Chúc bạn có được giải pháp tối ưu nhất!

Để lại bình luận: