Shell House – Thiết kế biệt thự nghỉ dưỡng giữa rừng thông

Đánh giá post

Địa điểm: Kitasaku, Nagano, Nhật Bản

Thiết kế: Kotaro Ide / ARTechnic architects

Diện tích khu đất: 1711 m2

Diện tích xây dựng: 329 m2

Hoàn thành: 2008

Photo: Nacasa

Ngôi biệt thự như một phi thuyền nằm giữa rừng thông:

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-01

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-04

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-03

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-02

Ngôi biệt thự có cấu trúc như một chiếc vỏ lớn toạ lạc ở giữa một khu rừng. Thật khó để xác định đây chính xác là kiểu cấu trúc gì, vì không giống như các hang đá xung quanh, rõ ràng ngôi biệt thự không phải là một phần của thiên nhiên hay không phải là một tác phẩm kiến trúc thất bại. Khung kết cấu nhà được tạo nên ở một nơi hoàn toàn khác để sử dụng cho một mục đích hoàn toàn khác. Bên trong cấu trúc hình vỏ này, mọi thứ đã được hoàn thành, sàn nhà được ốp, các không gian được chia cách bởi các bức tường và các căn phòng đã được trang bị đồ nội thất. Phong cảnh xung quanh gợi lên một hình ảnh giống như trong những tác phẩm điện ảnh, và tại nơi này, người cư ngụ sẽ cảm giác mình đang sống trong một con tàu vũ trụ. Theo thời gian, cây bên ngoài bắt đầu phát triển xung quanh con tàu vũ trụ, giúp cho con tàu có thể hoà hợp vào thiên nhiên.

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-05

Thiết kế biệt thự nghỉ dưỡng Shell House hòa cùng thiên nhiên
Thiết kế biệt thự nghỉ dưỡng Shell House hòa cùng thiên nhiên

Không cần nói cũng có thể hiểu ngôi biệt thự này không chỉ dùng cho việc nghỉ ngơi vào cuối tuần. Mục đích lớn nhất của ngôi biệt thự là mang lại cho người chủ một không gian lý tưởng để nghỉ ngơi, thư giản, có tầm nhìn đẹp và không bao giờ trở nên buồn chán – tất cả đều nằm trong không gian thiên nhiên xung quanh. Theo phong cách của nhiều tác phẩm điêu khắc hiện đại, các nhà thiết kế cố tình nhấn mạnh vào thiên nhiên xung quanh bằng cách kết hợp nó vào trong cấu trúc của thiết kế biệt thự.

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-07

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-11

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-10

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-09

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-08

Thiết kế biệt thự nghỉ dưỡng theo kết cấu uốn cong táo bạo:

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-14

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-16

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-15

Ý tưởng thiết kế là xây dựng ngôi biệt thự xung quanh cây thông lớn nằm ở chính giữa khu đất với một hàng cây thông là tầm nhìn chính. Ban đầu các nhà thiết kế dự định xây dựng cấu trúc hình vỏ này với những bề mặt cong ba chiều, và phần không gian hình chữ C được xây xung quanh cây thông lớn và bản thiết kế mặt bằng của biệt thự có hình dạng giống như kí tự J. Ngoài ra, một số phần của ngôi biệt thự cũng được dự định làm cho không gian tăng gấp đôi. Tuy nhiên, vì việc xây dựng và trang trí đã vượt quá ngân sách nên bản thiết kế của ngôi nhà bị cắt giảm xuống thành cấu trúc hình vỏ với bề mặt cong hai chiều. thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-16

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-20

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-19

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-18

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-17

Đỉnh tường của biệt thự hình bầu dục này dày 330 mm và tường ngang lên đến 730 mm ở cả hai phía để có thể đáp ứng được các yêu cầu về cấu trúc. Các đường uốn lượn tự nhiên xuất hiện tại các gờ tường và bề mặt cong ba chiều với một vòng xoắn xuất hiện ở các bề mặt cắt. Tuy nhiên, toàn bộ cấu trúc đã được tạo nên bởi hai bề mặt cong hai chiều. Sàn gỗ được đắp cao 1400 mm so với mặt đất với một nửa thấp hơn của cấu trúc hình vỏ này nhô ra bên ngoài khá nhiều, giúp cho phần sân hiên có độ cao tương tự. Những vị trí để không khí lưu thông được bố trí bên dưới các bậc thang, cho phép không khí chảy ra ngoài thông qua các ô cửa sập. Ngoài ra, bằng cách nghĩ ra các cửa sổ không cố định, các nhà thiết kế đã cố gắng tối đa hoá sự lưu thông không khí tự nhiên (nhà thiết kế vẫn chưa sắp xếp máy điều hoà không khí ở những không gian chung). Nhìn chung, không gian dạng ống bầu dục này có thể xuất hiện như một sự lãng phí không gian, các chức năng sử dụng của không gian này được tối đa hoá bằng sự bố trí của đồ nội thất tại nửa thấp hơn của không gian dạng ống bầu dục này.

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-19

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-20

Các giải thưởng đạt được:

Vào năm 2008: đạt giải Minoru Takeyama của khoa kiến trúc, đại học nghệ thuật Mushashino.

Đây là một giải thưởng kiến trúc được đặt tên giống với một giáo sư trong lĩnh vực kiến trúc của Nhật Bản – Minoru Takeyama. Ngôi biệt thự đạt giải được nhờ vào ý tưởng thiết kế độc đáo: hoà hợp với thiên nhiên không phải là tạo ra thiên nhiên mà là về việc có thể cùng tồn tại với thiên nhiên. Sự tồn tại của cấu trúc phụ thuộc vào sức mạnh để có thể chịu đựng được thiên nhiên. Bằng cách cô lập các không gian sống từ sự hoang dã và nâng cấp chất lượng của nơi cư ngụ, ngôi nhà sẽ nhận được sự bảo vệ từ thiên nhiên và sẽ mang lại một môi trường thoải mái. Với điều này, ngôi nhà sẽ được bảo dưỡng và được sử dụng thường xuyên và liên tục. Cụ thể về việc xây dựng các biệt thự thì sự sử dụng thường xuyên chính là yếu tố dẫn đến việc nó có thể dễ dàng hoà nhập vào môi trường xung quanh.

Thiết kế nội thất:

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-21

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-29

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-28

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-27

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-26

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-25

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-24

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-23

thiet-ke-biet-thu-nghi-duong-shell-house-22

Xem thêm bài viết: 14 công trình đẹp nhất đại diện cho kiến trúc Nhật Bản hiện đại

Để lại bình luận: